Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

Chữa rắn cắn ở thầy lang, thiếu niên suýt chết

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Sau khi được thầy lang cắt lể nặn máu và đắp rượu, vết thương do rắn cắn sưng to khiến bệnh nhân sốt mê man và lịm dần.

Bệnh nhân được chuyển từ Ninh Thuận đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) trong tình trạng mê man, vết thương ở chân sưng to, bầm tím và chảy máu liên tục. Kết quả thăm khám cho thấy việc cắt lể nặn máu (dùng dao lam rạch vết rắn cắn, nặn máu ra) và đắp rượu đã khiến vết cắt bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

“Người bệnh bị nhiễm trùng nặng ở cổ chân trái. Ngoài ra do không được nhập viện điều trị sớm, nọc độc của rắn đã khiến bệnh nhân bị rối loạn đông máu. Chỉ cần vào viện muộn thêm vài giờ, người bệnh có thể tử vong”, một bác sĩ cho biết.

Sau khi xác định rắn lục đuôi đỏ là thủ phạm, các bác sĩ đã cho bé dùng loại huyết thanh kháng độc đặc trị cùng biện pháp lọc máu liên tục. Phải hơn 72 giờ điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mới dần hồi phục.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, mỗi năm có hàng chục trường hợp bị rắn cắn, trong đó nhiều bé nhập viện muộn dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Còn tại Bệnh viện Chợ Rẫy, mỗi năm có khoảng từ 800 đến 1.000 trường hợp rắn cắn nhập viện. Tai nạn chủ yếu tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 8. Mỗi tháng cao điểm có khi lên đến 200 ca. 

“Người bị rắn cắn thường rơi vào tình trạng nặng do sai lầm là buộc ca rô (buộc dây thắt chặn máu về tim). Đây là phương pháp dễ bị sai (buộc quá chặt) dẫn đến hoại tử phần bị buộc. Sai lầm kế tiếp là tìm đến thầy lang nặn máu và đắp lá thuốc. Không bàn đến lá thuốc, song các bác sĩ cho rằng rạch vết thương dễ dẫn đến chảy máu không thể cầm và nhiễm trùng máu. Không ít người vì biến chứng này mà tử vong”, một bác sĩ nói.

Thiên Chương

[ad_2]

— Đăng bởi V —