Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

Tôi gặp ác mộng khi xây nhà làm sập nơi ở của hàng xóm

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

Dưới đây là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Hòa (tên nhân vật đã được thay đổi), 60 tuổi, sống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội về kinh nghiệm tự làm nhà phố.

Sau 20 năm sống trong khu tập thể cũ, gia đình tôi mua được mảnh đất 60 m2. Tôi đã nghỉ hưu ở nhà, có chút hiểu biết về xây dựng. Tôi nghĩ nhà mình xây cũng đơn giản nên chỉ nhờ bạn là kiến trúc sư vẽ phác thiết kế nhà. Hai vợ chồng tự mua vật liệu, giám sát thi công, thuê thợ…

Trước khi xây nhà vào sau Tết Âm lịch 2015, chúng tôi dự kiến khoảng 7-8 tháng là hoàn thiện nhưng cuối cùng, thời gian kéo dài tới một năm. Các thành viên trong nhà ai cũng gầy rộc, tôi giảm tới 5 kg vì lo nghĩ và thường phải tham gia vào quá trình xây hỗ trợ đội thợ.

Khu đất của gia đình là dạng nhà ống phổ biến với mặt tiền 4m, sâu 15m. Nhà có 5 người (bố mẹ, 2 con gái, một con trai) nên làm nhà 3 tầng với 3 phòng ngủ. Tầng một có sân, phòng khách, bếp ăn, WC. Tầng 2 có 2 phòng ngủ, một WC. Tầng 3 có phòng thờ, một phòng ngủ, một WC, sân phơi. Mái để két nước. Kết cấu nhà khá đơn giản với cầu thang, giếng trời giữa nhà.

Mọi chuyện sẽ đỡ vất vả nếu chúng tôi tính toán kỹ hơn về nền đất và điều kiện nhà hàng xóm xung quanh. Mảnh đất nhà tôi vốn là một phần của ao cá được lấp lại. Biết trước thông tin này, để cẩn thận, gia đình đã lựa chọn đóng cọc. Tuy nhiên, khi đào móng sâu xuống, lượng nước phía dưới vẫn dâng lên khá nhiều nên phải gia cố thêm, tốn thêm thời gian, công thợ và tiền bạc.

Có được móng vững chắc, tôi yên tâm đổ cột, lên tầng. Nhưng khổ nỗi, hàng xóm hai bên đều là nhà cấp bốn, móng nông. Không dự tính kỹ, nhà tôi mới đổ xong trần tầng 2 thì xảy ra sự cố. Buổi trưa hôm đó, thợ, chủ nhà đang nghỉ ngơi bỗng nghe tiếng đổ rầm rất mạnh. Cả nhà hốt hoảng chạy ra thì phát hiện nhà hàng xóm bên tay phải bị sập.

Điều may mắn duy nhất là hai sinh viên đang ở trọ không có mặt ở nhà. Theo lời các cháu, hôm trước đã thấy tường nứt nhưng nghĩ chưa nghiêm trọng lắm.

Khi hay tin nhà sập, chủ nhà trọ lập tức sang nói chuyện rất gay gắt, đòi kiện ra phường để nhà tôi chấm dứt việc xây dựng. Dù chúng tôi đề nghị xây nhà mới nhưng họ vẫn không đồng ý vì lo ngại có tai nạn cho người thuê. Gia đình tôi phải nhờ bác tổ trưởng khu phố vốn thân thiết với chủ nhà trọ nói giúp. Chúng tôi cũng hứa xây chắc chắn, chỉ cần nhà có một dấu hiệu bị nứt, sẽ lập tức ngừng thi công. Việc xây sửa lại cho nhà bên cạnh cũng tốn thêm vài tuần.

Một điều nan giải nữa khiến chúng tôi đau đầu là đội thợ. Để tiết kiệm tiền nhân công, chúng tôi không thuê thợ Hà Nội mà tìm đội thợ ở quê. Nhà vừa hoàn tất xong móng, họ về quê gặt lúa. Tới lúc thợ lên thì lại vào đợt mưa kéo dài, nước ngập móng. Ở các vùng quê có nhiều hội hè, thợ ở xa, đợt nhanh mất 2-3 ngày, đợt lâu có khi mất cả tuần.

Đội thợ hiếm khi đủ tất cả quân số. Nhiều khi, tôi phải hỗ trợ việc bê vác, vận chuyển. Vợ và các con cũng phải tranh thủ giúp việc lau dọn, quét khu vực thi công cho gọn gàng. Nhà xong phần thô là dịp cận Tết nên gia đình nào cũng có nhu cầu sơn sửa. Bởi vậy, thợ quét sơn giá cao mà vẫn khó tìm. Tôi chật vật lắm mới kiếm được thợ quét được mặt tiền còn trong các phòng, hai vợ chồng đành tự mua sơn, pha và quét.

Có nhà mới trước Tết 2 tuần, gia đình phấn khởi đón năm mới nhưng nhiều lúc nghĩ lại, chúng tôi vẫn thấy mình quá liều lĩnh. Thỉnh thoảng, tôi lại mơ thấy cảnh tan hoang của ngôi nhà cấp bốn bị đổ sập.

Chắc chắn, sau này khi các con có điều kiện xây nhà, gia đình sẽ phải có bản vẽ thật chi tiết dựa trên nền đất, hướng nắng gió, điều kiện nhà xung quanh. Khi chọn thợ, tôi sẽ dặn các con ký hợp đồng cam kết tiến độ thi công để không rơi vào cảnh chủ nhà cũng phải làm như phụ hồ mà công trình vẫn bị chậm hoàn thành.

Nguyễn Văn Hòa

Chia sẻ kinh nghiệm xây nhà của bạn tại đây (kèm thông tin liên hệ). Thông tin cá nhân của bạn đọc sẽ được bảo mật.

[ad_2]

— Đăng bởi HH —