Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

Nhà nghèo ăn trộm có hưởng khoan hồng?

Tham vấn y khoa :

[ad_1]

 – Anh tôi ăn trộm của cửa hàng nơi đang làm việc một chiếc điện thoại trị giá 15 triệu đồng. Gia đình biết chuyện nên đã khuyên anh em đi đầu thú và bồi thường thiệt hại cho chủ cửa hàng. Người chủ đó cũng không khởi kiện mà chỉ nhận tiền bồi thường. Vậy anh tôi sẽ bị kết án tù khoảng bao nhiêu năm? Hiện tại gia cảnh anh rất khó khăn, một mình nuôi vợ ốm và hai con còn rất nhỏ (dưới 5 tuổi). Số tiền ăn trộm được dùng để mua 1 chiếc xe máy trả góp, vì anh tôi định chuyển sang làm xe ôm. Nay gia đình đã bồi thường cho người bị hại tiền mặt thì chiếc xe đó có bị tịch thu không? Cảm ơn luật sư.

tư vấn pháp luật, tội phạm, trộm cắp
Anh tôi ăn trộm chiếc điện thoại trị giá 15 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Theo thông tin bạn cung cấp, đồi chiếu với các quy định pháp luật có liên quan, chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Mức hình phạt mà anh bạn phải chịu.

Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự thì hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng thuộc khoản 1 với khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 

Mặt khác, theo như bạn trình bày thì anh bạn có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sư như: 

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

o) Người phạm tội tự thú;”

Toà án có thể xem xét và áp dụng các quy định trên để đưa ra bản án với mức hình phạt phù hợp.

2. Giải quyết đối với chiếc xe máy của anh bạn.

Chiếc xe máy mà bạn đề cập là có được do sử dụng tiền bán chiếc điện thoại ăn trộm để mua (tức là có được từ tiền tiêu thụ vật phạm tội) nên theo nguyên tắc quy định tại Điều 41 Bộ luật Hình sự thì chiếc xe có thể bị tịch thu tuỳ theo phán quyết của TAND có thẩm quyền: 

 “1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với:

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước.”

Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, Công ty Luật Themis, Đống Đa, Hà Nội

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Tin liên quan

[ad_2]

— Đăng bởi V —